Trong đó nêu rõ đã chuẩn bị công tác tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực đợt 2 năm 2021 dành cho thí sinh đã đăng ký và tạo điều kiện cho thí sinh thuộc nhóm đối tượng không tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT do dịch bệnh Covid-19 đăng ký bổ sung; các công tác chuẩn bị cho kỳ thi hiện đã được hoàn tất, sẵn sàng cho việc tổ chức thi khi dịch bệnh được kiểm soát.
![]() |
Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp trên phạm vi cả nước. Thời điểm dịch bệnh được kiểm soát vẫn chưa rõ ràng. Việc huy động một số lượng lớn nhân sự tổ chức thi và tham dự thi tiềm ẩn nhiều rủi ro, gây khó khăn cho công tác phòng chống dịch tại các địa phương.
Vì vậy, Hội đồng ĐH Quốc gia TP.HCM quyết định không tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực đợt 2 năm 2021.
ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ hoàn trả lệ phí dự thi cho những thí sinh đã đăng ký tham dự kỳ thi. Đồng thời dành một phần chỉ tiêu để xét tuyển các thí sinh thuộc đối tượng đặc cách tốt nghiệp THPT năm 2021.
Trước đó, Bộ GD-ĐT đã có công văn gửi ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia TP.HCM, trong đó có nêu trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 tại một số địa phương, căn cứ vào điều kiện thực tế, Bộ GD-ĐT đã tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông đợt 1 trong các ngày 7-8/7, đợt 2 các ngày 6-7/8.
Tuy nhiên, nhiều thí sinh thuộc diện F0 hoặc diện phải cách ly theo dõi, thí sinh ở một số địa phương phải thực hiện cách ly xã hội theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 không thể tham dự kỳ thi đợt 1, đợt 2.
Để đảm bảo quyền lợi cho các thí sinh trên, Bộ GD-ĐT đề nghị các ĐH Quốc gia chuẩn bị các điều kiện để tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực để thí sinh sử dụng kết quả xét tuyển vào các trường thuộc đại học quốc gia hoặc các cơ sở đào tạo khác có nhu cầu xét tuyển.
Lê Huyền
Những thí sinh chưa trúng tuyển đợt 1 có thể tham khảo một số trường đại học đang tiếp tục xét tuyển bổ sung theo hình thức xét học bạ hoặc bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT.
" alt=""/>ĐH Quốc gia TPHCM không tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực đợt 2Theo bà Nguyễn Thị Ánh Hoa - Giám đốc Sở Du Lịch TP.HCM, Lễ hội sông nước TP.HCM lần 2 tiếp tục được tổ chức nhằm quảng bá hình ảnh, vùng đất, con người, bản sắc văn hoá, du lịch đặc trưng của TP.HCM, qua đó lan tỏa niềm tự hào và tình yêu dành cho Thành phố cũng như truyền cảm hứng du lịch và khám phá đến du khách trong nước và quốc tế.
Lễ hội năm nay sẽ tăng thời gian, mở rộng quy mô và đa dạng hoạt động với nhiều địa điểm tổ chức như Khu vực Nhà Rồng - Khánh Hội, Công viên Bạch Đằng, khu vực kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Bến du thuyền Lan Anh (TP Thủ Đức), Bến Ngôi Sao Việt (quận 7), Bến Bình Đông (quận 8), Khu du lịch Văn hoá Suối Tiên, các khu du lịch, điểm đến khác trên địa bàn TP Thủ Đức và các quận, huyện của TP.HCM.
Nổi bật nhất với Lễ khai mạc với chương trình nghệ thuật “Chuyến tàu huyền thoại” diễn ra vào lúc 20h ngày 31/5 tại Khu Nhà Rồng Khánh Hội - Cảng Sài Gòn. Đây là vở đại nhạc kịch kể về lịch sử và kết hợp với nhiều công nghệ trình diễn hiện đại quy tụ các đạo diễn hàng đầu với 1.000 diễn viên tham gia. Sau chương trình khai mạc sẽ là chương trình bắn pháo hoa nghệ thuật.
Bên cạnh đó, các hoạt động thể thao dưới nước sẽ được tổ chức như: Giải vô địch bơi vượt sông mở rộng TP.HCM năm 2024, sẽ diễn ra từ ngày 1-2/6 tại Bến Bạch Đằng, quận 1.
Giải vô địch ván chèo đứng TP.HCM lần thứ 1, diễn ra vào ngày 2/6 tại kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, quận Bình Thạnh hoặc Bến Bạch Đằng, quận 1.
Trình diễn thuyền buồm, mô tô nước, thuyền sailing, ván chèo đứng, dù lượn từ ngày 7-9/6/2024 tại Bến Bạch Đằng quận 1.
Các hoạt động thể thao dưới nước như bbiểu diễn ca nô nước, lướt ván, dù lượn, thuyền buồm, ván phản lực nước… và hoạt động tương tác chèo SUP phục vụ người dân và du khách từ ngày 3-6/6 tại Bến Ngôi Sao Việt, quận 7.
Không gian trên bến dưới thuyền, tái hiện "Chợ nổi miền Tây" từ ngày 1-9/6 tại Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (cầu Điện Biên Phủ đến cầu Thị Nghè), tái hiện hoạt động chợ nổi trên sông, các hoạt động nghệ thuật dân gian (ban ngày) và các chương trình nghệ thuật đờn ca tài tử; trang trí ánh sáng nghệ thuật dọc kênh và các hoạt động trưng bày, giới thiệu nông sản, đặc sản, trái cây các vùng miền để người dân và du khách tham quan mua sắm, tương tác, trải nghiệm trên chợ nổi; góp phần hỗ trợ nông dân quảng bá, tiêu thụ sản phẩm; làm mới sản phẩm du lịch đường thủy.
Tuần lễ trái cây "Trên bến dưới thuyền" từ ngày 4-10, tại khu vực dọc bờ kè tuyến đường Bến Bình Đông, quận 8 với các hoạt động trang trí thiết kế gắn liền với miền Tây sông nước; các gian hàng, trưng bày trái cây của các tỉnh, thành phố; các hoạt động nghệ thuật dân gian và các chương trình biểu diễn nghệ thuật dành cho du khách tham quan.
Hoạt động diễu hành trên sông với độ dài khoảng 4km, diễn ra vào lúc 21h30 đến 22h ngày 31/5 và từ 20h đến 20h30 ngày 1-2/6 và ngày 7-9/6, tại Khu Nhà Rồng, Khánh Hội - Cảng Sài Gòn đến Landmark 81, với khoảng 30 - 40 tàu thuyền của các đơn vị trang trí rực rỡ đi dọc bờ sông để quảng bá về lễ hội và hoạt động du lịch trên sông của TP; các quận, huyện tham gia diễu hành và trang trí thuyền theo đặc trưng của địa phương.
Ngoài ra, trong khuôn khổ chương trình sẽ có các hoạt động khảo sát và tọa đàm đánh giá các chương trình du lịch đường thủy liên kết từ TP.HCM đến các tỉnh, thành phố.
Ngành du lịch TP.HCM kỳ vọng thông qua Lễ hội sông nước sẽ thu hút lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước, góp phần tăng trưởng ngành du lịch. Ngoài ra, Lễ hội sông nước lần này sẽ tạo ra giá trị bản sắc độc đáo riêng vốn có của một “đô thị sông nước”; mang lại nguồn cảm hứng khám phá trải nghiệm cho người dân và du khách về điểm đến TP.HCM, gắn với bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa truyền thống của dân tộc.
Theo VOV
Nếu bạn muốn có phòng khách tinh tế và nghệ thuật, hãy chọn tông màu trắng làm chủ đạo.
" alt=""/>Ngôi nhà tối giản nhưng vô cùng hiện đại